Giới thiệu
Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được, nó xuất hiện cách đây khoảng 300-400 năm tại Thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Không nhộn nhịp và rộn ràng như nhiều làng nghề truyền thống khác, làng Xuân La dường như trầm lắng hơn. Thế nhưng những sản phẩm thủ công của làng nghề tò he đã nổi tiếng từ lâu và vẫn hàng ngày theo chân các nghệ nhân tới khắp các tỉnh thành trong cả nước, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Ngày nay,
nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam.Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn,... vì vậy, người dân Xuân La gọi sản phầm này là "đồ chơi chim cò". Một số người dân còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi,... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".
Ngày nay, các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về các con vật, các loại trái cây… nhưng còn nặn nhiều hình thù phong phú khác: 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như: Robot trái cây, Tôn Ngộ Không, Đoremon,...
Tò he ngày nay được người dân Xuân La lưu giữ, kế thừa và phát triển giá trị di sản văn hoá truyền thống mang đạm đà bản sắc dân tộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét